Giới thiệu về chứng chỉ FRM®
FRM® là chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính có uy tín cao và được công nhận trên toàn cầu, được tổ chức thi và cấp bởi GARP (Global Association of Risk Professionals – Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro).
FRM® là chứng chỉ dành cho các chuyên gia quản trị rủi ro, đặc biệt là những người làm trong các chuyên môn liên quan tới phân tích rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các loại hình rủi ro tài chính khác. Chứng chỉ FRM® phù hợp với nghề nghiệp trong các lĩnh vực như: Ngân hàng, Đầu tư, Chứng khoán, Quản trị tài chính doanh nghiệp
GARP bắt đầu trao chứng chỉ FRM® từ năm 1997. Cho tới nay, đã có hơn 150,000 ứng viên đăng ký tham dự chương trình FRM® và hơn 32,000 chuyên gia giữ chứng chỉ FRM® làm việc tại gần 150 quốc gia trên toàn thế giới. Số lượng ứng viên đăng ký chương trình FRM® đã gia tăng một cách nhanh chóng trong những năm vừa qua. Các quốc gia đứng hàng đầu về số lượng chuyên gia giữ chứng chỉ FRM® gồm có Vương quốc Anh, Thụy Sĩ, Singapore và Hồng Kông.
Tại sao nên theo đuổi FRM®
Chứng chỉ FRM® sẽ giúp bạn tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong các lĩnh vực như Quản trị rủi ro, Giao dịch, Cơ cấu sản phẩm tài chính, Lập mô hình tài chính… Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tiệm cận các tiêu chuẩn thế giới về quản trị rủi ro nên nhu cầu nhân sự có chuyên môn cao trong các lĩnh vực này đang rất lớn. Các chuyên gia giữ chứng chỉ FRM® thường nắm các vị trí như Giám đốc quản trị rủi ro, Chuyên viên phân tích rủi ro cấp cao, Trưởng bộ phận quản trị rủi ro hoạt động, rủi ro đầu tư…
Chương trình FRM® sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cập nhật và thực tiễn nhất trong lĩnh vực quản trị rủi ro.
Làm sao để đạt được chứng chỉ FRM®
Để đạt được chứng chỉ FRM® ứng viên cần:
Vượt qua 2 kỳ thi part I và part II
Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm liên quan trong lĩnh vực quản trị rủi ro
Đáp ứng một số yêu cầu khác (Ứng viên có 5 năm kể từ khi vượt qua 2 kỳ thi để chứng minh kinh nghiệm liên quan. Hết 5 năm, nếu vẫn chưa gửi CV chứng minh kinh nghiệm, kết quả thi sẽ không còn hiệu lực)
Nội dung chương trình FRM®
Chương trình học FRM® nhấn mạnh vào các ứng dụng thực tiễn của mảng kiến thức về quản trị rủi ro. Chương trình FRM® gồm có 2 parts, trong đó part I tập trung vào các kiến thức và công cụ cơ bản trong định lượng và tính toán rủi ro, part II đi sâu tính toán và phòng ngừa các loại rủi ro tài chính quan trọng cùng các quy định pháp lý kèm theo. Cụ thể các môn học và tỉ trọng tương ứng được tổng kết dưới đây:
Kỳ thi FRM® part I | Kỳ thi FRM® part II |
|
|
Hình thức và thời gian thi
Kỳ thi FRM® được tổ chức một năm hai lần vào tháng 5 và tháng 11. Ngoài hai kỳ thi chính này, GARP có tổ chức thêm 1 ngày thi vào tháng 8. Kỳ thi FRM® là kỳ thi trên máy tính (Computer). Tất cả các câu hỏi đều là trắc nghiệm, mỗi câu hỏi sẽ có 4 lựa chọn. Các câu hỏi được thiết kế dựa trên những tình huống mà các chuyên gia quản trị rủi ro tài chính phải đối mặt trong công việc hàng ngày.
Kì thi kéo dài trong 4 tiếng, đề thi Part I gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm, đề thi Part II gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Ứng viên có thể lựa chọn thi cả 2 kỳ thi trong cùng một ngày, tuy nhiên nếu ứng viên thi rớt part I, bài thi part II sẽ không được chấm điểm.
Máy tính được phép sử dụng trong kỳ thi là Texas Instruments (BA II Plus) và Hewlett Packard (10B II, 20B, and HP-12C) (giống như thi CFA®)
– Lệ phí thi:
Đăng ký thi
Để đăng ký thi, bạn cần tạo tài khoản trên website: http://www.garp.org. Tại thời điểm đăng ký, bạn cần có hộ chiếu còn hiệu lực. Lệ phí thi sẽ có thể được đóng bằng cách sử dụng thẻ thanh toán quốc tế (thẻ tín dụng hoặc ghi nợ của các đơn vị thanh toán như Visa, Master, Amex…) hoặc chuyển khoản trực tiếp.
Chính sách hoãn thi
Ứng viên có thể làm thủ tục hoãn thi muộn nhất là trước ngày đăng ký thi cuối cùng và hải thanh toán lệ phí hoãn thi $200. Ứng viên chỉ được phép hoãn thi 1 lần cho mỗi kỳ thi part I và part II và chỉ được phép hoãn tới kỳ thi gần nhất tiếp theo
Địa điểm thi
Kỳ thi FRM® được tổ chức tại hơn 100 thành phố lớn trên toàn thế giới, thí sinh có thể đăng ký ở bất kỳ địa điểm nào thuận tiện cho việc tham dự kỳ thi. Hiện tại, kỳ thi tại Việt Nam được tổ chức ở thủ đô Hà Nội. Thí sinh cũng có thể gửi yêu cầu thay đổi địa điểm thi, tuy nhiên yêu cầu phải được gửi trước thời hạn đăng ký thi cuối cùng (ví dụ ngày 15/4/2020 cho kì thi tháng 5 năm 2020) và tùy thuộc vào số lượng chỗ ngồi sẵn có mà yêu cầu thay đổi địa điểm của bạn có được thông qua hay không.
Thông tin cụ thể về địa điểm, ngày giờ, số báo danh… sẽ được liệt kê chi tiết trong Phiếu báo danh. Phiếu này sẽ được email cho thí sinh khoảng 1 tháng trước khi kỳ thi diễn ra.
Tại Việt Nam, kì thi được diễn ra ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
GARP có cung cấp chương trình học bổng không?
Câu trả lời là Có! Tuy nhiên, chương trình chỉ dành riêng cho sinh viên và giảng viên trong Chương trình Đối tác Học thuật của GARP. Mỗi năm, người quản lý chương trình có thể đề cử sáu sinh viên và một giảng viên để nhận học bổng.
Kết quả thi
Kết quả sẽ được công bố khoảng 6 tuần sau ngày thi.
Sau khi đậu kỳ thi FRM® part I, ứng viên phải đậu kỳ thi part II trong vòng 4 năm tiếp theo. Nếu không, ứng viên sẽ phải đăng ký tham dự lại từ đầu như một ứng viên mới.
Mức đỗ tối thiểu
Sau mỗi kì thi, ban điều hành Hiệp hội GARP sẽ đặt ra mức đỗ tối thiểu cho mỗi cấp độ, nhằm đảm bảo sự công bằng cho các thí sinh giữa các kì thi. Mức đỗ tối thiểu này có tính đến mức độ khó của mỗi kỳ thi. Mức đỗ tối thiểu này không được công bố cụ thể. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đào tạo nhiều năm và thống kê của các học viên theo học, nếu thí sinh có thể làm đúng trên 70 câu trong tổng số 100 câu hỏi thì chắc chắn bạn sẽ đỗ.
Tỷ lệ đỗ các kì thi qua
Tỷ lệ đỗ của kì thi trên toàn thế giới thường rơi vào tầm 45% – 50% cho Part I và 55% – 60% cho Part II.
Với những chuyên gia quản trị rủi ro tài chính, chứng chỉ FRM® không chỉ là một niềm tự hào mà còn là bằng chứng cho khả năng của họ trong việc định lượng, phân tích và quản lý rủi ro tài chính. Chứng chỉ FRM® cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và thu nhập cao trong các lĩnh vực như Quản trị rủi ro, Giao dịch, Cơ cấu sản phẩm tài chính, Lập mô hình tài chính.