Mình đã chia sẻ 1 bài tổng quan về ICAAP theo Thông tư 13. Hôm nay mình sẽ đi sâu hơn về 1 thành phần rất quan trọng trong ICAAP là vốn kinh tế (Economic Capital – EC). Bài viết sẽ bao quát các nội dung như trong mindmap bên dưới.
Mục đích bài viết là để cung cấp kiến thức bản chất cho mọi người cần đọc và triển khai Thông tư 13 (Nếu chịu khó đọc tới cuối bài, có thể bạn sẽ tìm cách tuân thủ được quy định của TT13 ngay cả khi vốn tự của ngân hàng bạn khá mỏng, ) và kiến thức thực tế cho những ai đang luyện thi Book 3 của Part II (Mình đảm bảo bài viết của mình sẽ bớt buồn ngủ hơn sách GARP ). Mình sẽ viết dưới ngôn từ dễ hiểu nhất để các bạn fresher cũng có thể hiểu được, nhưng để tiếp thu tốt nhất, mọi người nên biết về Value-at-Risk và tỷ lệ an toàn vốn CAR. Bài viết tối ưu nhất dành cho các bạn đã pass FRM Part 1 hoặc đang làm QTRR ở các ngân hàng.
Do bài viết khá dài nên mình sẽ viết nửa đầu trước và update dần trong album. Các bạn like Page để được update nhé.
Link về ICAAP: https://f4utraining.com/
Hoặc https://www.facebook.com/
Contents
1. Định nghĩa
Ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Do đó, ngân hàng cần nắm giữ lượng vốn nhất định để bù đắp cho các tổn thất ngoài dự kiến do các rủi ro gây ra, được gọi là vốn yêu cầu (capital requirement). Nhưng lượng vốn cần nắm là bao nhiêu? Nếu theo cách tính của NHNN (theo thông tư 22/2019 và thông tư 41/2016) thì mức vốn yêu cầu này là regulatory capital – tạm viết tắt là ReC (Đừng nhầm với vốn pháp định 3000 tỷ nhé). Nếu theo cách các ngân hàng thương mại – NHTM tự tính thì mức vốn này gọi là vốn kinh tế – VKT.
Lượng vốn ngân hàng thực sự nắm giữ là vốn tự có – VTC (available capital) cần lớn hơn cả vốn kinh tế và ReC. Hiện tại, một số ngân hàng vẫn chưa tuân thủ được thông tư 41 (có hiệu lực từ đầu năm 2020) do có quá ít vốn so với vốn yêu cầu theo Thông tư 41 (Basel II). Hầu hết ngân hàng này vẫn phải tuân thủ 1 mức vốn yêu cầu nhẹ nhàng (thấp) hơn TT41 là Thông tư 22/2019 (Basel I).
Bên dưới là hình ảnh được trích ra từ báo cáo rủi ro của NedBank về phân biệt 3 loại vốn.
Lượng vốn ngân hàng thực sự nắm giữ là vốn tự có – VTC (available capital) cần lớn hơn cả vốn kinh tế và ReC. Hiện tại, một số ngân hàng vẫn chưa tuân thủ được thông tư 41 (có hiệu lực từ đầu năm 2020) do có quá ít vốn so với vốn yêu cầu theo Thông tư 41 (Basel II). Hầu hết ngân hàng này vẫn phải tuân thủ 1 mức vốn yêu cầu nhẹ nhàng (thấp) hơn TT41 là Thông tư 22/2019 (Basel I).
Bên dưới là hình ảnh được trích ra từ báo cáo rủi ro của NedBank về phân biệt 3 loại vốn.
2. Mục đích của vốn kinh tế
Vốn kinh tế nhằm 2 mục đích: Đảm bảo sự hoạt động liên tục của ngân hàng và Tăng tính sinh lời.
Mục đích đầu thì khá dễ hiểu, nếu ngân hàng nắm giữ đủ vốn thì nếu có tổn thất bất thường thì ngân hàng sẽ có nguồn để bù đắp tổn thất, đảm bảo hoạt động liên tục. Trong ngành kinh doanh niềm tin như ngân hàng, một thông tin bất lợi có gây ra rút tiền ồ ạt từ người gửi tiền hoặc các đối tác ngân hàng khác (liên ngân hàng) dừng giao dịch/ dừng cho vay khiến hoạt động kinh doanh của NHTM đó bị gián đoạn. Một đệm vốn dày có thể tăng niềm tin cho các đối tác và người gửi tiền, giúp NHTM hoạt động liên tục trong các hoàn cảnh bất lợi. Nội dung này được thể hiện trong khung ICAAP – phần sau của bài viết này.
Mục đích thứ 2 về tính sinh lời, chính xác hơn là tính sinh lời có tính đến yếu tố rủi ro, thì phức tạp hơn. Một khoản đầu tư tốt cần cân bằng giữa khả năng sinh lời và rủi ro. Các hoạt động rủi ro của ngân hàng thường đem lại lợi nhuận cao trong ngắn hạn và sau vài năm mới bộc lộ hậu quả. Sau thời kỳ chạy đua lợi nhuận và giải quyết hậu quả trong các năm sau đó, nhiều ngân hàng nhận ra lợi nhuận ngắn hạn/ ROE không phải thước đo tốt nhất cho khả năng sinh lời, và thay thế bằng các thang đo lợi nhuận có tính đến rủi ro (Risk-Adjusted Performance Measure RAPM). Một thang đo RAPM nổi tiếng nhất là RAROC Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro/ vốn kinh tế), sẽ được trình bày ở phần sau. Thang đo này không chỉ giúp các nhà đầu tư so sánh khả năng sinh lời của các ngân hàng với nhau mà còn giúp chính các NHTM so sánh các Đơn vị kinh doanh ĐVKD (Business unit – BU) hay để ĐVKD so sánh giữa các phương án kinh doanh/ đầu tư. Mục tiêu này dẫu khá xa lạ với đa số các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, nhưng mình tin sẽ dẫn được phổ cập trong vài năm tới, khi ICAAP được áp dụng. Do đó, mình vẫn trình bày phần này vào phần cuối cùng của bài viết
Mục đích đầu thì khá dễ hiểu, nếu ngân hàng nắm giữ đủ vốn thì nếu có tổn thất bất thường thì ngân hàng sẽ có nguồn để bù đắp tổn thất, đảm bảo hoạt động liên tục. Trong ngành kinh doanh niềm tin như ngân hàng, một thông tin bất lợi có gây ra rút tiền ồ ạt từ người gửi tiền hoặc các đối tác ngân hàng khác (liên ngân hàng) dừng giao dịch/ dừng cho vay khiến hoạt động kinh doanh của NHTM đó bị gián đoạn. Một đệm vốn dày có thể tăng niềm tin cho các đối tác và người gửi tiền, giúp NHTM hoạt động liên tục trong các hoàn cảnh bất lợi. Nội dung này được thể hiện trong khung ICAAP – phần sau của bài viết này.
Mục đích thứ 2 về tính sinh lời, chính xác hơn là tính sinh lời có tính đến yếu tố rủi ro, thì phức tạp hơn. Một khoản đầu tư tốt cần cân bằng giữa khả năng sinh lời và rủi ro. Các hoạt động rủi ro của ngân hàng thường đem lại lợi nhuận cao trong ngắn hạn và sau vài năm mới bộc lộ hậu quả. Sau thời kỳ chạy đua lợi nhuận và giải quyết hậu quả trong các năm sau đó, nhiều ngân hàng nhận ra lợi nhuận ngắn hạn/ ROE không phải thước đo tốt nhất cho khả năng sinh lời, và thay thế bằng các thang đo lợi nhuận có tính đến rủi ro (Risk-Adjusted Performance Measure RAPM). Một thang đo RAPM nổi tiếng nhất là RAROC Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro/ vốn kinh tế), sẽ được trình bày ở phần sau. Thang đo này không chỉ giúp các nhà đầu tư so sánh khả năng sinh lời của các ngân hàng với nhau mà còn giúp chính các NHTM so sánh các Đơn vị kinh doanh ĐVKD (Business unit – BU) hay để ĐVKD so sánh giữa các phương án kinh doanh/ đầu tư. Mục tiêu này dẫu khá xa lạ với đa số các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, nhưng mình tin sẽ dẫn được phổ cập trong vài năm tới, khi ICAAP được áp dụng. Do đó, mình vẫn trình bày phần này vào phần cuối cùng của bài viết
3. Tính toán vốn kinh tế
Muốn hiểu về vốn kinh tế thì trước hết cần hiểu về tổn thất dự kiến (expected loss – EL) và tổn thất không dự kiến (unexpected loss – UL).
Ví dụ với rủi ro tín dụng, các NHTM khi cho vay thường lường trước sẽ có 1 khả năng khách hàng sẽ không trả được nợ, dẫn đến tổn thất của ngân hàng. Expected loss (EL), giả sử là 2%, này được tích hợp vào mức lãi suất cho vay (doanh thu) và chi phí dự phòng/ chi phí thực tế do phát sinh nợ xấu (chi phí) của ngân hàng.
Tuy nhiên, mức tổn thất thực tế của ngân hàng thường khác mức dự kiến này, ví dụ là 1% hay 5%. Mức chênh lệch giữa thực tế và dự kiến, là -1% hay 3% trong ví dụ này, được gọi là tổn thất không dự kiến (UL). Trong các trường hợp xấu, mức UL này rất lớn khiến lợi nhuận không thấm tháp vào đâu so với tổn thất, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của ngân hàng. (nhớ rằng vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng chỉ chiếm khoảng 1/5 – 1/10 tổng dư nợ nên nếu UL lên tầm 20% là ngân hàng “toang” rồi). Do đó, ngân hàng cần nắm giữ vốn kinh tế để bù đắp cho UL. Lưu ý là vốn kinh tế không cần bù đắp cho tổn thất dự kiến do tổn thất này đã được chi phí dự phòng lo rồi.
1 phút để kiểm tra khả năng liên hệ thực tế nhé: Đố các bạn, dự phòng cụ thể (specific provision) bù đắp cho tổn thất nào? Với các rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động hay rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, phần nào là EL?, phần nào là UL ?
Quay trở lại với vốn kinh tế trong đồ thị về mật độ của tổn thất nói chung (đường màu xanh). Trục hoành là các mức tổn thất có thể xảy ra, trục tung thể hiện tần suất/ xác suất có thể xảy ra của các mức tổn thất này. Phần diện tích tạo bởi đường màu xanh này và trục hòanh là tổng xác suất của tất cả các mức tổn thất và bằng 100%. Expected loss là trung bình các mức tổn thất, giả sử là 8 tỷ. Value-at-Risk hay VaR với độ tin cậy (confidence level) X% (X%-VaR) là mức độ lỗ ứng với độ tin cậy X. Lấy ví dụ 99%-VaR = 50 tỷ được hiểu là 99% xác suất mức tổn thất không vượt quá 50 tỷ, hay chỉ có 1 % (phần bôi đỏ) xác suất là mức độ tổn thất sẽ lớn hơn 50 tỷ. Nếu ngân hàng muốn xác suất sống sót của mình lớn hơn 99% (hay xác suất ngân hàng phá sản là 1%) thì cần phải dự trữ vốn để hấp thụ cho lượng tổn thất tiềm tàng này. Tuy nhiên, ngân hàng không cần dự trữ toàn bộ 50 tỷ vì tổn thất dự kiến 8 tỷ đã được “dự trữ” bởi chi phí dự phòng rồi. Phần chênh 50-8=42 tỷ là lượng cần dự trữ và được gọi là vốn kinh tế.
Ví dụ với rủi ro tín dụng, các NHTM khi cho vay thường lường trước sẽ có 1 khả năng khách hàng sẽ không trả được nợ, dẫn đến tổn thất của ngân hàng. Expected loss (EL), giả sử là 2%, này được tích hợp vào mức lãi suất cho vay (doanh thu) và chi phí dự phòng/ chi phí thực tế do phát sinh nợ xấu (chi phí) của ngân hàng.
Tuy nhiên, mức tổn thất thực tế của ngân hàng thường khác mức dự kiến này, ví dụ là 1% hay 5%. Mức chênh lệch giữa thực tế và dự kiến, là -1% hay 3% trong ví dụ này, được gọi là tổn thất không dự kiến (UL). Trong các trường hợp xấu, mức UL này rất lớn khiến lợi nhuận không thấm tháp vào đâu so với tổn thất, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của ngân hàng. (nhớ rằng vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng chỉ chiếm khoảng 1/5 – 1/10 tổng dư nợ nên nếu UL lên tầm 20% là ngân hàng “toang” rồi). Do đó, ngân hàng cần nắm giữ vốn kinh tế để bù đắp cho UL. Lưu ý là vốn kinh tế không cần bù đắp cho tổn thất dự kiến do tổn thất này đã được chi phí dự phòng lo rồi.
1 phút để kiểm tra khả năng liên hệ thực tế nhé: Đố các bạn, dự phòng cụ thể (specific provision) bù đắp cho tổn thất nào? Với các rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động hay rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, phần nào là EL?, phần nào là UL ?
Quay trở lại với vốn kinh tế trong đồ thị về mật độ của tổn thất nói chung (đường màu xanh). Trục hoành là các mức tổn thất có thể xảy ra, trục tung thể hiện tần suất/ xác suất có thể xảy ra của các mức tổn thất này. Phần diện tích tạo bởi đường màu xanh này và trục hòanh là tổng xác suất của tất cả các mức tổn thất và bằng 100%. Expected loss là trung bình các mức tổn thất, giả sử là 8 tỷ. Value-at-Risk hay VaR với độ tin cậy (confidence level) X% (X%-VaR) là mức độ lỗ ứng với độ tin cậy X. Lấy ví dụ 99%-VaR = 50 tỷ được hiểu là 99% xác suất mức tổn thất không vượt quá 50 tỷ, hay chỉ có 1 % (phần bôi đỏ) xác suất là mức độ tổn thất sẽ lớn hơn 50 tỷ. Nếu ngân hàng muốn xác suất sống sót của mình lớn hơn 99% (hay xác suất ngân hàng phá sản là 1%) thì cần phải dự trữ vốn để hấp thụ cho lượng tổn thất tiềm tàng này. Tuy nhiên, ngân hàng không cần dự trữ toàn bộ 50 tỷ vì tổn thất dự kiến 8 tỷ đã được “dự trữ” bởi chi phí dự phòng rồi. Phần chênh 50-8=42 tỷ là lượng cần dự trữ và được gọi là vốn kinh tế.
Đến đây, một số bạn sẽ hỏi con số 99% của độ tin cậy mình lấy ở đâu ra. Với regulatory capital, Basel yêu cầu độ tin cậy là 99.9%, tức xác suất ngân hàng phá sản chỉ là 0.1% hay ngân hàng hoạt động cả nghìn năm mới có 1 năm “toang”. Còn với vốn kinh tế, ngân hàng được tự chọn độ tin cậy, nhưng thường dựa trên mức xếp hạng mục tiêu. Giả sử ngân hàng muốn xếp đạt được xếp hạng mục tiêu là AA (theo S&P), có xác suất vỡ nợ là 0.02% sau 1 năm thì độ tin cậy của EC ít nhất phải đạt 99.98% ( = 1 – 0.02%). Mức 0.02% cho xếp hạng AA mình dựa trên bảng thống kê vỡ nợ các công ty đã được S&P xếp hạng. Độ tin cậy 99.9% của Basel có lẽ cũng ứng với tỷ lệ vỡ nợ 0.1% của các công ty được khuyến nghị đầu tư (Investment Grade), xếp hạng từ BBB- trở lên.
Nếu ngân hàng muốn mức xếp hạng mục tiêu của mình là BB (xác suất vỡ nợ 0.72%) thì độ tin cậy cho vốn kinh tế chỉ cần ở mức 99,28%. Mức này thấp hơn mức 99.9% nên mức vốn kinh tế sẽ thấp hơn mức vốn yêu cầu theo cột trụ 1 của Basel. Ở thông tư 13, vốn kinh tế cho 3 loại rủi ro ở cột trụ 1 có thể do ngân hàng tự tính hoặc theo bằng mức vốn yêu cầu theo thông tư 41. Nếu ngân hàng tính tự tính thì ngân hàng sẽ tiết kiệm được kha khá vốn đấy, nhất là khi rủi ro tín dụng ngốn nhiều vốn nhất trong loại rủi ro của các ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng chưa triển khai tính vốn theo phương pháp mô hình nội bộ (sử dụng PD, LGD,..) thì sao? Những câu hỏi dạng này hơi sâu với người đọc phổ thông nên hãy inbox mình để bàn luận thêm nhé!
Lưu ý là mức độ dự trữ vốn dẫu quan trọng nhưng cũng chỉ là 1 tiêu chí để đánh giá tín nhiệm của ngân hàng. Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng còn phụ thuộc vào các tỷ số tài chính khác như thanh khoản, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và các yếu tố định tính như nền kinh tế, hỗ trợ của chính phủ, hỗ trợ của công ty mẹ,… Và xếp hạng của ngân hàng không bao giờ cao hơn xếp hạng quốc gia. Thế nên kể cả dự trữ vốn cực nhiều, xếp hạng các NHTM Việt Nam không bao giờ cao hơn Baa3 (Moody’s) của VN (2019). Thực ra, nếu đánh giá tổng hợp dựa trên bộ các tỷ số tài chính theo chuẩn Moody’s thì VCB là NH tốt nhất ở VN, nhưng chỉ xếp hạng Ba3(2019).
Nếu ngân hàng muốn mức xếp hạng mục tiêu của mình là BB (xác suất vỡ nợ 0.72%) thì độ tin cậy cho vốn kinh tế chỉ cần ở mức 99,28%. Mức này thấp hơn mức 99.9% nên mức vốn kinh tế sẽ thấp hơn mức vốn yêu cầu theo cột trụ 1 của Basel. Ở thông tư 13, vốn kinh tế cho 3 loại rủi ro ở cột trụ 1 có thể do ngân hàng tự tính hoặc theo bằng mức vốn yêu cầu theo thông tư 41. Nếu ngân hàng tính tự tính thì ngân hàng sẽ tiết kiệm được kha khá vốn đấy, nhất là khi rủi ro tín dụng ngốn nhiều vốn nhất trong loại rủi ro của các ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng chưa triển khai tính vốn theo phương pháp mô hình nội bộ (sử dụng PD, LGD,..) thì sao? Những câu hỏi dạng này hơi sâu với người đọc phổ thông nên hãy inbox mình để bàn luận thêm nhé!
Lưu ý là mức độ dự trữ vốn dẫu quan trọng nhưng cũng chỉ là 1 tiêu chí để đánh giá tín nhiệm của ngân hàng. Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng còn phụ thuộc vào các tỷ số tài chính khác như thanh khoản, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và các yếu tố định tính như nền kinh tế, hỗ trợ của chính phủ, hỗ trợ của công ty mẹ,… Và xếp hạng của ngân hàng không bao giờ cao hơn xếp hạng quốc gia. Thế nên kể cả dự trữ vốn cực nhiều, xếp hạng các NHTM Việt Nam không bao giờ cao hơn Baa3 (Moody’s) của VN (2019). Thực ra, nếu đánh giá tổng hợp dựa trên bộ các tỷ số tài chính theo chuẩn Moody’s thì VCB là NH tốt nhất ở VN, nhưng chỉ xếp hạng Ba3(2019).
Phần tiếp theo về ICAAP và RAROC hơi dài nên mình xin hẹn tuần sau. Mọi người theo dõi fanpage để cập nhật bài mới nhé.^^